Trẻ lứa tuổi mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Những kỹ năng mà trẻ học được ở trường mầm non sẽ là bước đệm cho việc học tập và thành côngc ủa trẻ sau này. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Đặc
điểm tâm lí trẻ lứa tuổi này là tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi.
Trẻ bắt đầu quan sát các sự vật hiện tượng xung quanh, hứng thú với việc được
quan sát để bắt chước học theo, thích giao tiếp với mọi người hình thành khả
năng giao tiếp. Vì vậy, hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực
hành, trẻ học mà chơi chơi mà học từ đó trẻ được cung cấp kiến thức, hình thành
những năng lực phẩm chất và kinh nghiệm trong cuộc sống.
Trong
các hoạt động trải nghiệm giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh
giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tuỳ thuộc vào từng hoạt động, giáo viên đưa ra
các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó. Như vậy, trẻ
rất hứng thú và kiến thức được hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Hiểu
được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, từ đầu năm học trường mầm non
Hồng Thuỷ đã xây dựng môi trường giáo dục luôn hướng đến môi trường ở và linh
động áp dụng “mô hình STEAM” cho trẻ được trải nghiệm được chia ra nhiều khu
vực khác nhau khắp sân trường như khu vực “Bé với an toàn giao thông”, khu vực
“Chợ quê”, khu vực “Trải nghiệm cùng bé”, khu vận động- cát nước – sân bóng,
vườn rau cúa bé. Các cô giáo đã tận dụng tất cả các khoảng sân, các mảng tường
để tạo ra các chỗ vui chơi cho trẻ bằng cách ứng dụng những hoạt độn stem với
những nguyên vật liệu phong phú đa dạng được các cô sưu tầm và phối kết hợp với
phụ huynh tìm kiếm.Từ những thanh gỗ, hòn đá, nắp soong trẻ có thể khám phá những
âm thanh khác nhau, tạo ra những giai điệu vui nhộn ở khu vực nhà chòi” Âm
thanh kì diệu”. Hay những viên sỏi màu, cuộn len, giấy vụn trẻ tha hồ thoả sức
sáng tạo ra những sản phẩm ngộ nghĩnh ở khu vực “Trải nghiệm cùng bé”. Hay trẻ
được mở rộng thêm vốn kiến thức khi khám phá ở góc Tiếng anh, góc Thư viện, góc
Dân gian, góc Chợ quê. Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các
giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều
đã tiếp cận lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm có thể phát huy tối đa khả năng sáng
tạo, tính năng động và thích ứng cho trẻ. Trẻ được trải qua quá trình khám phá
kiến thức và tìm ra giải pháp từ đó giúp phát huy năng lực cá nhân và tăng
cường sự tự tin cho trẻ. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị
hơn, kiến thức được khắc sâu hơn. Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào
quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp
cận. Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi quá các bài
tập, hoạt động từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.
Việc
triển khai mô hình giáo dục STEAM cho trẻ hoạt động trải nghiệm trên địa bàn là
vùng thôn còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại tuy nhiên với sự khắc phục cố gắng
của tập thể trường mầm non Hồng Thuỷ đa cho thấy hiệu quả tích cực với trẻ,
không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ
có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức
mới, cách hình thành kỹ năng mới để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Một số hình ảnh về hoạt động trải nghiệm!