Như chúng ta đã biết để có một cơ thể khỏe mạnh,
không bệnh tật, một thể hình
cân đối, một cặp mắt sáng
ngời là mong muốn của tất cả mọi người. Vậy để biết cách
phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống và tật cận thị học đường thì
tr ư ớc hết chúng
ta phải hiểu được thế nào là
cong vẹo cột sống và thế nào là
cận thị, nguyên
nhân và biện pháp phòng tránh nó.
Sau đây
chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
I. Bệnh cong vẹo cột sống
Mọi người
phải biết, phải hiểu được bệnh cong vẹo cột sống chính là những biến dạng của
cột sống làm lệch hình của cơ thể.
Được chia
làm hai loại đó là cong cột sống và vẹo cột sống.
Hình ảnh:
Vẹo cột sống
Hình ảnh:
Cong cột sống
1. Nguyên nhân bị cong vẹo cột sống
- Ngồi học
không đúng tư thế ( ngồi học không ngay ngắn, nằm, quì, nghiêng khi học bài ).
- Kích
thước bàn ghế không phù hợp (quá cao hay quá thấp, quá chật, thiếu chỗ ngồi
học).
- Lao động
quá nặng, quá sớm, bế nách em bé, đeo cặp sách quá nặng hoặc không đều hai bên
vai, hoặc cắp cặp vào nách.
- Mắc bệnh
còi xương, suy dinh dưỡng.
2. Tác hại của cong vẹo cột sống
- Gây lệch
trọng tâm cơ thể, làm học sinh ngồi học không được ngay ngắn, gây cản trở cho
việc đọc, viết, căng thẳng thị giác và làm trí não kém tập trung dẫn đến ảnh
hưởng xấu tới kết quả học tập.
- Gây ảnh
hưởng đến hoạt động của tim, phổi và sự phát triển của khung xương chậu (đặc
biệt đối với em gái sẽ gây ảnh hưởng đến sinh đẻ khi trưởng thành )
- Cơ thể
lệch , bước đi không cân đối, bước đi không đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
3. Cách phòng tránh bị cong vẹo cột sống
- Tư thế
ngồi học đúng, lưng thẳng có điểm tựa ngay ngắn.
- Bàn ghế
phải phù hợp với tầm vóc lứa tuổi học sinh.
- Làm việc
vừa sức không mang vác hay bồng bế em bé quá sức nặng.
- Không
nên xách cặp hoặc đeo cặp quá nặng một bên vai, nên đeo cân hai vai.
- Đảm bảo
chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, tránh suy dinh dưỡng còi xương.
II. Bệnh cận thị
Cận thị là
tật khúc xạ làm cho mắt chỉ nhìn thấy vật ở gần trước mắt chứ không thấy vật ở
xa.
1. Nguyên nhân và triệu chứng
a) Nguyên nhân
- Thiếu
ánh sáng khi đọc và viết.
- Bàn ghế không phù hợp với lứa
tuổi học sinh, bàn quá cao làm cho mắt gần với sách vở, tư thế sai khi ngồi học
(cúi gằm, nhìn gần).
- Sử dụng mắt nhìn gần: Đọc sách, đọc
truyện quá nhiều trong thời gian dài không có thời gian thư giãn.
Yếu tố thể trạng: Trẻ gầy yếu,
hay ốm đau dễ bị cận thị hơn trẻ khoẻ mạnh.
- Xem ti vi và điện thoại máy tính và máy tính bảng nhiều
giờ liên tục mà không cho mắt nghỉ ngơi
b) Triệu chứng
- Nhìn không rõ chữ trên bảng.
- Nheo mắt để cố gắng nhìn rõ
vật ở xa.
- Đọc sách quá gần mắt.
- Hay mệt mỏi nhức đầu.
2. Tác hại của cận thị
- Mắt kém phải nhìn gần để đọc
và viết chậm, không nhìn rõ chữ viết và hình vẽ ở trên bảng nếu không được đeo
kính. Học sinh cận thị thường học chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, mệt mỏi.
- Người bị cận thị thường dễ
mắc các tai nạn trong lao động, sinh hoạt và giao thông, ....do nhìn không rõ.
- Bệnh cận thị nếu không được
phát hiện sẽ gây rối loạn thị giác, nhược thị, lác và bệnh cận thị nặng sẽ gây
bong võng mạc có thể dẫn đến mù.
3. Cách
phòng chống cận thị
a) Tại trường
học
- Đảm bảo đủ ánh sáng khi học
(tại phòng học và góc học tập ở nhà), tránh không cho ánh sáng chiếu vào mắt.
- Khi đọc phải giữ đúng
khoảng cách từ mắt đến chữ là 25-30cm, ngồi học đúng tư thế với người và lưng
thẳng, đầu hơi cúi góc 10 – 15độ.
Sách, vở, truyện, chữ viết trên
bảng… cần đảm bảo chữ to và đậm nét để học sinh nhìn rõ chữ.
- Không nên học, đọc truyện, sử
dụng vi tính và trò chơi điện tử quá lâu khi phải học bài liên tục trong nhiều
giờ liền, mỗi giờ nên nhắm mắt lại hoặc nhìn xa 2-3 phút.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh
dưỡng, đặc biệt các thức ăn có nhiều vi ta min A (hoa quả có màu vàng đỏ, rau
xanh thẫm, dầu gan cá…
- Lớp học phải đủ ánh sáng cả
đèn điện và ánh sáng tự nhiên thông thoán
- Để tăng cường sự phản chiếu
ánh sáng, trần lớp học nên quét vôi trắng, tường quét vôi màu vàng nhạt.
- Kích thước bàn ghế phải phù
hợp cho các cấp học, lớp học phải theo quy định về vệ sinh trường học.
- Bảng sơn đen hoặc xanh thẫm,
không bị loá, chữ viết nét đậm.
- Tư thế ngồi học thẳng lưng,
đầu hơi cúi góc 10-15o.
mắt cách vở một khoảng 30-35cm. Khi viết không để đầu nghiêng
ngả hoặc không nằm xem sách.
b) Tại gia đình
- Có góc
học tập cho học sinh, góc học tập nên ở cửa sổ, kê bàn học cao cho ánh sáng qua
cửa sổ chiếu trước mặt hoặc chiếu từ phía bên tay trái. Học buổi tối cần có đèn
sáng (đèn sợi tóc).
- Chiều
cao bàn ghế phù hợp với lứa tuổi. Có thể dùng bàn ghế hiệu chỉnh được chiều
cao, để sử dụng được lâu dài khi các em lớn lên.
- Hướng
dẫn các em khi đọc sách cứ 40- 45p lại nghỉ vài phút cho mắt được thư giãn.
- Khi xem
ti vi cần ngồi xa màn hình 3- 4m, hạn chế chơi điện tử quá nhiều. nên coi ti vi
và vi tính, điện thoại 30 đến 40p thì nghỉ ngơi.
- Hàng
ngày nên có thời gian thư giãn ở ngoài trời: Chơi thể thao, đi dạo, đạp xe đạp,
chơi các trò chơi dân gian
- Tăng
cường chăm sóc nâng cao sức khoẻ cho các em bằng chế độ ăn có chứa
nhiều vitamin A, rất có lợi cho thị lực như cà chua, đu đủ, rau xanh
thẩm...
Trên đây
là nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống và tật cận thị học
đường. Mong rằng những kiến thức trên có thể giúp các bậc phụ huynh và
giáo viên có thể hiểu rõ hơn về bệnh từ đó có biện pháp phòng tránh bệnh cho
trẻ, bản thân và những người trong gia đình.