Số người đang online: 14
Số lượt truy cập: 1554010
QUANG CÁO
|
|
BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI TÍCH CỰC THAM GIA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THÍ NGHIỆM TRONG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
1/6/2023 10:16:42 AM
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn biện
pháp.
Trẻ em là nguồn nhân lực tiềm năng để
phát triển đất nước, mỗi đứa trẻ là một cá thể duy nhất với nét tính cách, sở
thích năng lực riêng biệt, cần chăm sóc và giáo dục như thế nào để trẻ phát huy
tốt khả năng của mình, trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, đó là trách
nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội.
Trẻ mầm non có tâm hồn rất ngây thơ và
trong sáng, “Trẻ chơi mà học và học bằng chơi”. Thế giới xung quanh trong mắt
trẻ luôn mới lạ và kỳ diệu. Trẻ luôn đặt ra các câu hỏi “Tại sao?” hay “Vì sao
thế nhỉ?”…Đó luôn là những câu hỏi thắc mắc, là những điều trẻ khao khát muốn
biết, muốn tìm hiểu! Khám phá khoa học là một hoạt động hết sức gần gũi với trẻ, trẻ rất yêu thích. Tuy
nhiên đây là một hoạt động khó, đòi hỏi kiến thức truyền thụ phải chính xác, khoa học nhưng đơn giản, dễ
hiểu, phù hợp với nhận thức của trẻ.
Ở trường mầm non, khám phá
khoa học là một
trong những hoạt động vô cùng quan
trọng, góp phần giúp trẻ phát triển và
hoàn thiện quá trình tâm lý, nhận thức, đặc biệt là cảm giác, tri giác, tư duy,
ngôn ngữ... Từ đó giúp trẻ có tâm hồn trong sáng, nhân hậu, biết trân trọng và
giữ gìn sản phẩm lao động, yêu quí, bảo vệ thiên nhiên và những truyền thống
văn hóa của dân tộc.
Năm
học 2022-2023, tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Qua các giờ tổ
chức hoạt động cho trẻ khám phá khoa học tôi nhận thấy khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều, một số trẻ
rất hiếu động ít tập trung, một số trẻ chưa
mạnh dạn nêu lên ý kiến của mình, khả năng hợp tác, khả năng giải quyết vấn đề còn hạn chế, chưa thực sự
tích cực hứng thú tham gia vào các hoạt động, các tiết dạy phần lớn còn thụ động, rập khuôn, nhiều tiết dạy quá lạm dụng
công nghệ thông tin, chủ yếu là thiết kế giáo án Powerpoint
sau đó chỉ việc cho trẻ tìm hiểu các sự vật hiện tượng trên máy tính điều đó đang hạn chế sự phát triển, sáng tạo của
trẻ.
Là
một giáo viên phụ trách lớp 5-6 tuổi, tôi luôn nhắc nhở cho bản thân rằng
"Chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ luôn được đặt lên hàng đầu" để cho
các con luôn có tâm thế "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui", vì vậy
tôi trăn trở suy nghỉ mình phải làm sao để tổ chức giờ hoạt động thí nghiệm khám
phá khoa học thật nhẹ nhàng nhưng thật sinh động. Cần cho trẻ được hoạt động thực tế, trẻ được tự tay sờ, nắn, ngửi, được tự mình khám phá
thông qua hoạt động nhóm, tự thảo luận… Và cô giáo phải có biện pháp để gợi mở, tạo hứng thú để trẻ tham gia tích
cực, có như vậy việc học mới thực sự “Lấy trẻ làm trung tâm” giờ học mới đạt hiệu quả cao.
Đặc
biệt ở phương pháp này tôi đã tăng cường sử dụng các hoạt động thí nghiệm, để
cho trẻ được thỏa sức trải nghiệm, khám phá những điều kì diệu gần gũi xung
quanh trẻ.
Chính vì thế mà tôi đã lựa chọn: "Biện pháp giúp trẻ 5-6
tuổi tích cực tham gia một số hoạt động
thí nghiệm trong khám phá khoa học” và đó cũng
là lý do tôi chọn biện pháp này.
2. Mục đích và kết quả cần
đạt của biện pháp.
* Mục đích.
- Giúp trẻ có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật,
hiện tượng và thế giới xung quanh.
- Rèn luyện và phát triển sự chú ý, óc
quan sát tư duy, tính tự tin, mạnh dạn, thỏa mãn nhu cầu ham hiểu biết, khám phá, tìm tòi, sáng tạo của trẻ.
- Tạo cho trẻ hứng thú tham gia hoạt động thí nghiệm trong khám phá
khoa học.
- Giúp giáo viên chủ động truyền thụ kiến thức cho trẻ một
cách khoa học, linh hoạt, sáng tạo đạt hiệu quả cao.
- Giúp phụ huynh hiểu rỏ hơn về việc
học của con em mình và biết cho
trẻ làm một số thí nghiệm đơn giản ở nhà.
* Kết quả mong đợi của biện pháp.
-
Trên 90% trẻ có một số hiểu
biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng gần gũi.
- Trên 90% trẻ thích khám phá, tìm tòi, sáng tạo.
- Trên
90% trẻ có một số kỹ năng, thao tác thí nghiệm, biết quan
sát, suy đoán, phán đoán kết quả.
- Trên
90% trẻ hứng thú, mạnh dạn,
tự tin nêu lên ý kiến của mình khi tham gia hoạt động.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1. Đánh giá thực trạng.
Năm học 2022-2023, được sự phân công của lãnh đạo nhà trường,
bản thân phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi với 25 trẻ.
Trong quá trình tổ chức một số hoạt động thí nghiệm trong khám phá khoa học, bản thân tôi gặp những thuận
lợi, khó khăn sau:
* Thuận lợi.
- Ban
giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát về bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm cho giáo viên.
- Bản
thân không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, nhiều năm đạt danh hiệu GVDG cấp huyện đó cũng là một thuận lợi trong quá
trình tổ chức cho trẻ hoạt động với thí nghiệm.
- Đa số trẻ lớp tôi
khá mạnh dạn,
tự tin, ham học hỏi và thích khám phá những điều mới lạ.
- Phụ
huynh nhiệt tình, biết phối hợp cùng giáo viên ôn luyện, tổ chức cho trẻ làm
một số thí nghiệm đơn giản ở nhà.
* Khó khăn.
- Nhận thức của trẻ lớp tôi không đồng đều, một số trẻ còn hiếu động thiếu tập trung, trẻ còn tiếp thu chậm, thiếu mạnh dạn, chưa nêu được ý kiến của mình
khi khám phá, làm thí nghiệm.
- Diện tích của lớp còn chật hẹp nên việc xây dựng môi trường mở cho trẻ hoạt động khám phá, thí nghiệm còn hạn chế, đồ dùng đồ chơi chưa mang
tính động để gây hứng thú cho trẻ và kích thích trẻ tìm tòi, khám phá.
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em nên chưa phối hợp tốt với giáo viên để giúp trẻ
lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất.
* Khảo sát thực trạng.
Vào
đầu năm học tôi đã tổ chức khảo sát trẻ và kết quả được thể hiện trong bảng
dưới đây.
Tổng
số trẻ tham gia khảo sát 25 cháu. Cụ thể:
TT
|
TIÊU CHÍ
|
ĐẠT
|
CHƯA ĐẠT
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
1
|
Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng.
|
14
|
56
|
11
|
44
|
2
|
Trẻ thích khám phá, tìm tòi,
sáng tạo.
|
13
|
52
|
12
|
48
|
3
|
Kỹ năng thao tác thí nghiệm, biết quan sát, so sánh, phán đoán kết quả.
|
13
|
52
|
12
|
48
|
4
|
Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin nêu lên ý kiến của mình.
|
14
|
56
|
11
|
44
|
Với
kết quả trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ phải làm cách nào để trẻ hứng thú tham gia tích
cực vào hoạt động thí nghiệm? Làm sao
để trẻ có một số
hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng và thế giới xung quanh,
thích tìm tòi,
sáng tạo và tự tin nêu lên ý kiến của mình?
Đó là những câu hỏi mà tôi luôn suy nghĩ để tìm ra cách dạy tốt nhất, đưa lại
hiệu quả cao nhất và tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
2. Các biện pháp thực hiện.
* Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động thí nghiệm phù hợp với trẻ 5-6 tuổi.
Giai
đoạn mầm non là thời kì vàng trong quá trình phát triển của cuộc đời mỗi con
người. Để giúp trẻ có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện
tượng, say mê tìm tòi khám phá, hứng thú tham gia vào hoạt động đòi hỏi người
giáo viên phải xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp, việc xây dựng kế hoạch hoạt động khám phá khoa học phù hợp sẽ giúp cho giáo viên truyền thụ kiến
thức chính xác, nhẹ nhàng, sinh động, dễ hiểu đối với trẻ. Từ đó sẽ hình thành
cho trẻ năng lực tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề, trẻ tự làm chủ bản
thân trên mọi mặt cả về trí tuệ, cảm xúc và vật chất.
Nhận
thức được tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học đối với trẻ 5-6 tuổi
nên tôi tham gia đầy đủ các buổi tập huấn và sinh hoạt chuyên môn do Phòng giáo
dục và trường tổ chức, thường xuyên tìm hiểu sách báo, Internet có nội dung về
hoạt động thí nghiệm khám phá khoa học dành cho trẻ 5-6 tuổi do Bộ giáo dục đào
tạo ban hành, ngoài ra tôi còn tham quan, học hỏi thêm ở trường bạn.
Sau khi hiểu rỏ hơn về
hoạt động khám phá khoa học tôi đã bắt tay vào việc nghiên cứu và lựa chọn một
số nội dung thí nghiệm điển hình nhất để xây dựng việc ứng dụng khám phá khoa
học trong 9 chủ đề dựa vào mục tiêu, kết quả mong đợi, kế hoạch của nhà trường
của tổ chuyên môn, nhận thức, sở thích của trẻ và tình hình thực tế của địa
phương. Sau khi xây dựng kế hoạch chủ đề xong thì tôi xây dựng kế hoạch tuần và
kế hoạch ngày phù hợp với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được chơi thông
minh và được học vui vẻ.
* Biện
pháp 2: Tăng cường các hoạt động thí nghiệm để trẻ được khám phá, tích lũy kinh
nghiệm.
Trẻ mầm non thích khám phá những điều mới lạ, để kích thích
sự tò mò, ham hiểu biết, niềm đam mê sáng tạo của trẻ thì cách tốt nhất là tăng
cường cho trẻ trực tiếp thực hành với các hoạt động thí nghiệm và trải nghiệm
thực tế. Khi trẻ thực hành thí nghiệm giúp kỹ năng của trẻ thành thạo, trẻ tự
do sáng tạo ra các sản phẩm đặc biệt là trẻ được chơi thông minh và được học
vui vẻ, sẽ giúp trẻ phấn khởi từ đó hình thành cho trẻ kỹ năng so sánh và có
niềm đam mê khám phá môi trường xung quanh. Để hoạt động thí nghiệm và trải
nghiệm đạt hiệu quả cao thì việc lựa chọn địa điểm và chuẩn bị đồ dùng dụng cụ
vô cùng quan trọng, về địa điểm phải rộng rải, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn, đồ
dùng dụng cụ làm thí nghiệm phải sạch đẹp, mang tính động để kích thích tính tò mò sáng tạo của trẻ, các
chất làm thí nghiệm
tuyệt đối không gây độc hại cho cô và trẻ.
Ví dụ: Tôi đã chuẩn bị các loại lá
cây, sỏi đá cho trẻ làm thí nghiệm chìm nổi, các loại phẩm màu, đường, mì
chính, cát để cho trẻ làm thí nghiệm hòa tan và không tan, các loại hạt để thí
nghiệm nảy mầm...và một số đồ dùng dụng cụ khác như phểu, chai, cốc, thìa
nhựa... kích thích sự hứng thú, tò mò và niềm đam mê sáng tạo của trẻ.
Là cô giáo mầm non ươm mầm trí tuệ tương lai tôi đã tìm
hiểu và sưu tầm những thí nghiệm nhỏ, đơn giản, dễ tiến hành để tổ chức cho trẻ
hoạt động và trẻ lớp tôi rất say mê tìm tòi và sáng tạo.
Ví dụ: "Thí nghiệm về các vật chìm nổi trong
nước".
* Mục
đích:
- Trẻ
hiểu được trong cuộc sống xung quanh trẻ sẽ có những vật chìm và nổi trong
nước.
- Trẻ
hiểu được những vật nhẹ sẽ nổi trên nước còn những vật nặng sẽ chìm dưới nước.
* Cách
tiến hành:
Cô
chuẩn bị hộp quà có chứa các vật chìm nổi cho trẻ khám phá điều bí ẩn của hộp
quà qua màn ảo thuật. Cô giơ từng đồ vật ra cho trẻ quan sát và hỏi về chất
liệu, tác dụng của mỗi loại đồ vật.
-
Những đồ chơi này khi thả vào nước thì điều gì sẽ xảy ra nhỉ? Cô cháu mình cùng
nhau khám phá điều đó nhé!
- Cô
và trẻ lần lượt thả những vật đó vào nước.
- Cho
trẻ quan sát xem khi thả những vật đó vào nước thì điều gì sẽ xảy ra.
- Cho
trẻ phán đoán trước.
- Lần
lượt cô cho trẻ cùng nhau thí nghiệm với từng đồ vật. Thuyền làm từ bẹ chuối,
đá, xốp, bóng nhựa, mẫu gỗ, thìa.
- Con
vừa thả vật gì vào nước? Nó chìm hay nổi? Vì sao con biết? Cho trẻ kể tên các
vật nổi, các vật chìm. Hỏi trẻ vì sao có vật nổi có vật lại chìm? Cô giải thích
cho trẻ hiểu các vật nổi là các vật nhẹ hơn nước, còn các vật nặng là các vật chìm trong nước. Nhưng có một điều bí ẩn nữa đó
là có những vật nó chìm mà có thể nổi được nhờ có sự tác động của bàn tay con
người đấy như chiếc thuyền sắt có thể nổi được ở trên sông là do các nhà khoa
học đã nghiên cứu và sáng chế ra để cho chiếc thuyền có thể nổi được đấy các
con ạ. Và ngược lại có những vật nổi nhưng cũng có thể chìm khi có sự tác động
khác như chiếc chai nhựa khi cho sỏi, cát vào trong rồi thả xuống thì chiếc
chai đó sẽ chìm đúng không.
Ví dụ: “Thí nghiệm
bong bóng xà phòng”.
* Chuẩn bị: Nước, dầu rửa bát, đường, ống hút, thìa
nhựa, cốc nhựa.
* Cách
tiến hành: Trò chuyện với trẻ.
Trong cuộc sống hàng ngày, các con thấy bong bóng xà phòng ở đâu? Theo các con
làm thế nào để tạo được bong bóng xà phòng? Tiếp theo cô hướng dẫn trẻ cách pha
nước tạo bong bóng xà phòng. Cho dầu rửa bát, đường vào trong cốc nước. Khuấy hỗn
hợp để tan đều nhưng cố gắng làm từ từ để không tạo bọt sau đó dùng ống hút
chấm vào dung dịch đưa lên miệng thổi sẽ tạo ra các bong bóng bay lên cao. Sau
đó cho trẻ thực hiện theo nhóm, trong quá trình trẻ thực hiện cô bao quát, động
viên những trẻ thao tác còn vụng về.
* Kết
thúc: Cho trẻ nhận xét về quá trình làm thí nghiệm, sau đó cô giải thích chỉ
mỗi nước sẽ không tạo ra được bong bóng ổn định. Khi kết hợp nước với xà phòng
và đường tạo ra những quả bong bóng nhiều màu sắc bay lên và lâu vỡ hơn. Kết hợp giáo dục trẻ khi chơi không được thổi bong bóng vào
mặt bạn, khi thổi bong bóng các con thật khéo léo không để nước xà phòng vào
miệng rất nguy hiểm và khi chơi xong phải rửa tay thật sạch.
Ví dụ: “Thí nghiệm
sự đổi màu”.
* Mục
đích: Trẻ hiểu được nước có thể hòa tan một số chất và khi hòa tan nước sẽ mang
màu chất đó.
* Chuẩn
bị: Đồ dùng cho cô và trẻ, nước trong, phẩm màu, cốc nhựa, thìa nhựa, khăn lau
tay.
* Cách
tiến hành: Cô giới thiệu tên thí nghiệm và hướng dẫn cách làm thí nghiệm sau đó
chia trẻ theo nhóm và cho trẻ thi đua xem nhóm nào pha màu nhanh và đúng theo
yêu cầu của cô và có sáng tạo hơn. Sau khi thực hiện xong thí nghiệm cô yêu cầu
trẻ các nhóm nói kết quả sau khi làm thí nghiệm. Vậy các con có nhận xét gì về
đặc điểm của nước? Cô giải thích cho trẻ hiểu sự đổi màu của nước. Nước có thể
hòa tan một số chất và khi hòa tan nước sẽ mang màu chất đó. Giáo dục trẻ giữ
gìn và bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, đúng cách.
Đối
với những thí nghiệm phải tiến hành trong thời gian dài, giáo viên cần lựa chọn
những thời điểm thích hợp để hướng dẫn trẻ ghi lại kết quả quan sát sự thay đổi
của vật làm thí nghiệm bằng chụp hình hoặc quay vi deo kết hợp với các câu hỏi
gợi ý để trẻ so sánh kết quả thí nghiệm với trạng thái ban đầu, cùng trẻ giải
thích nguyên nhân và sự thay đổi và kết quả thí nghiệm.
Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mới lạ, được trải nghiệm, được thử sai, đúng đó
sẽ là một điều trẻ rất thích thú, khiến trẻ sẽ say mê với phát hiện mới, kích thích trẻ quan
sát, xem xét, thảo luận và chia sẽ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghỉ hoặc điều
trẻ băn khoăn, thắc mắc.
Qua
biện pháp này giúp tôi nắm bắt được mức độ tiếp thu kiến thức của trẻ về hoạt
động khám phá khoa học để kịp thời bồi dưỡng cho trẻ ngay tại chổ hoặc có kế
hoạch rèn luyện phù hợp giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
* Biện
pháp 3: Kết hợp với phụ huynh.
Mối
quan hệ giữa nhà trường gia đình và xã hội được ví như chiếc kiềng ba chân. Để nâng
cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ tôi đã làm tốt công tác tuyên
truyền phối hợp với cha mẹ trẻ thông qua các buổi họp phụ huynh, vào giờ đón -
trả trẻ tôi thường xuyên thông báo với phụ huynh về lịch sinh hoạt, chương trình
học ở lớp qua bảng tuyên truyền, đặc biệt trao đổi với phụ huynh về tầm quan
trọng của hoạt động thí nghiệm dành cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học giúp phụ
huynh có cái nhìn đúng về môn học, biết phối hợp cùng giáo viên ôn luyện kiến
thức cho trẻ cùng trẻ quan sát và làm các thí nghiệm tại nhà có hiệu quả.
Ví dụ: Hôm nay tôi
cho trẻ "Thí nghiệm về sự đổi màu của nước" tôi trao đổi và hướng dẫn để phụ huynh
nắm được cách làm thí nghiệm từ đó phụ
huynh hướng dẫn cho trẻ được thực hiện thí nghiệm ở nhà, khi được cô thường
xuyên hỏi thăm về sản phẩm thì trẻ tỏ ra rất hứng thú, khi chính trẻ thực hiện
và khám phá, nhận được kết
quả giúp trẻ hiểu, nhớ lâu hơn, và kích
thích tính ham học hỏi.
Bên
cạnh đó tôi còn lập nhóm Zalo của lớp để đăng tải những tài liệu liên quan đến khám
phá khoa học và gửi những hình ảnh, những vi deo mà trẻ say sưa hứng thú với
khoảnh khắc trẻ hạnh phúc khi tạo ra sản phẩm của mình cho phụ huynh xem để phụ
huynh tin tưởng, yên tâm phấn khởi khi gửi con ở trường nơi tôi công tác.
Ngoài ra, tôi còn
phối hợp để phụ huynh ủng hộ ngày công lao động và ủng hộ các cây cảnh, cây hoa và một số
loại cây ăn quả để trồng ở vườn trường và góc thiên nhiên, sưu tầm những nguyên vật liệu sẵn
có ở địa phương để làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi mới lạ, thu hút sự chú ý của
trẻ đưa chất lượng giờ học ngày một cao hơn.
Trước và sau mỗi hoạt động thí nghiệm thì tôi yêu cầu trẻ
về nhà tìm hiểu trước bằng cách hỏi bố mẹ, xem tivi....Điều đó sẽ tạo thành một
thói quen tốt và là sự kết hợp tuyệt vời giữa gia đình, nhà trường và bản thân
trẻ. Làm cho trẻ luôn háo hức mỗi và mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày
vui của trẻ.
PHẦN 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau
một thời gian thực hiện biện pháp: "Biện pháp giúp trẻ 5-6
tuổi tích cực tham gia một số hoạt động thí nghiệm trong khám phá khoa học”đã cho thấy kết quả đáng phấn khởi.
* Đối với trẻ.
Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự
vật, hiện tượng gần gũi, biết đặt ra những câu hỏi “Tại sao?” trước những hiện tượng lạ.
Trẻ thích khám phá, tìm tòi, sáng tạo có khả năng
hợp tác và giải quyết vấn đề tốt, biết để ý đến những biến đổi của sự vật hiện tượng xung quanh.
Trẻ có một số kỹ năng, thao tác thí nghiệm và trải nghiệm trong khoa
học, biết quan sát, suy đoán, phán đoán nhằm tìm ra kết quả chính xác. Trẻ hứng
thú và tích cực tham gia vào hoạt động, mạnh dạn, tự tin
nêu lên ý kiến của mình.
Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động, mạnh dạn, tự tin nêu lên ý kiến của
mình.
Kết quả khảo sát đánh giá
trẻ đạt được như sau:
Nội dung
|
Sau khi thực
hiện biện pháp
|
So sánh trước và
sau khi thực hiện biện pháp
|
Đạt
|
Tỉ lệ %
|
- Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về
con người, sự vật, hiện tượng.
|
25/25
|
100
|
Tăng 56 %
|
- Kỹ năng thao tác thí nghiệm,
biết
quan sát, so sánh, phán đoán kết
quả.
|
23/25
|
92
|
Tăng 44%
|
- Trẻ thích khám phá tìm tòi, sáng tạo.
|
23/25
|
92
|
Tăng 44%
|
-Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin nêu
lên ý kiến của mình
|
24/25
|
96
|
Tăng 52%
|
* Đối với giáo viên.
Bản thân tự tin hơn và có nhiều kiến thức về tổ chức cho trẻ làm một số thí nghiệm trong khám phá khoa học, làm chủ được các tình huống.
Bản thân tổ chức tiết học khám phá chủ động, sáng tạo, linh hoạt. Có nhiều thủ thuật để
lôi cuốn, tạo sự hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động.
Được Ban giám hiệu và các đồng
nghiệp đánh giá cao về tổ chức cho trẻ tham gia một
số hoạt động thí nghiệm trong khám phá khoa học đối với trẻ 5-6 tuổi. Được nhà trường nhân ra
diện rộng cho toàn thể giáo viên trong trường học tập.
* Đối với phụ huynh.
- Đa
số các bậc phụ huynh có sự nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động thí
nghiệm trong khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi.
- Phụ
huynh nhiệt tình cùng giáo viên sưu tầm các loại cây cảnh và vật liệu, phế thải
làm đồ dùng đồ chơi thiết bị phục vụ cho hoạt động khám phá của cô và trẻ.
- Đặc
biệt phụ huynh biết cùng trẻ quan sát, làm thí nghiệm các đối tượng ở nhà có
hiệu quả.
Nhờ
vận dụng và thực hiện các biện pháp một cách hợp lý nên kết quả đạt được như
mong đợi. Kết quả này là động lực để tôi phấn đấu tốt hơn nữa trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non nơi tôi đang công tác. Tôi hi vọng biện
pháp của tôi sẻ được áp dụng rộng rải trong các trường mầm non trên địa bàn
huyện Lệ Thủy trong những năm sắp tới.
Trên
đây là: "Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực làm quen một số hoạt động
thí nghiệm trong khám phá khoa học”
mà tôi đã thực hiện. Biện pháp
này đã được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao và đưa vào áp dụng tại trường
mầm non nơi tôi đang công tác. Mặc dù biện pháp tôi đưa ra và thực hiện đạt kết
quả cao nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, kính mong ban giám
khảo góp ý, bổ sung để biện pháp tôi thực hiện đạt được kết quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT BÁO
CÁO
Đỗ Thị Hoài Nguyễn Thị Hoàn
|
|
 | Đỗ Thị Hoài Hiệu trưởng |
 | Lê Thị Thương Phó Hiệu trưởng |
 | Trần Thị Lũy Phó Hiệu trưởng |
|