Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” nhưng trong thực tế bây giờ phụ huynh rất nuông chiều trẻ và nghĩ rằng trẻ nhỏ không biết làm gì cả. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy các nhà giáo dục, gần gũi hơn đó chính là những cô giáo mầm non cần uốn nắn, dìu dắt trẻ ngay từ lúc trẻ đến trường. Một trong những kỹ năng đó là rèn luyện kỹ năng tự phục vụ bản thân. Để trẻ tự hòa mình, làm quen với những việc gần gủi hàng ngày như: Rửa tay, lau mặt, đánh răng, mặc quần áo, nhặt rác bỏ vào thùng, dọn dẹp đồ dùng, đồ chơi và đi vệ sinh sao cho đúng, tự chăm sóc bản thân, chăm sóc giúp đỡ người thân, bạn bè... Đây là một trong những nội dung rất quan trọng để hình thành nhân cách sống cho trẻ. Đặc biệt đối với lứa tuổi mầm non kỹ năng tự phục vụ chính là phương tiện không thể thiếu để gíúp trẻ, chủ động, tự tin,sáng tạo. Và đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được đưa lên hàng đầu. Nếu trẻ không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, trẻ sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp.
Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”
nhưng trong thực tế bây giờ phụ huynh rất nuông chiều trẻ và nghĩ rằng trẻ
nhỏ không biết làm gì cả. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn
diện của trẻ. Chính vì vậy các nhà giáo dục, gần gũi hơn đó chính là những cô
giáo mầm non cần uốn nắn, dìu dắt trẻ ngay từ lúc trẻ đến trường. Một trong
những kỹ năng đó là rèn luyện kỹ năng tự phục vụ bản thân. Để trẻ tự hòa mình, làm
quen với những việc gần gủi hàng ngày như: Rửa tay, lau mặt, đánh răng, mặc
quần áo, nhặt rác bỏ vào thùng, dọn dẹp đồ dùng, đồ chơi và đi vệ sinh sao cho
đúng, tự chăm sóc bản thân, chăm sóc giúp đỡ người thân, bạn bè... Đây là một trong những nội dung rất
quan trọng để hình thành nhân cách sống cho trẻ.
Đặc biệt đối
với lứa tuổi mầm non kỹ năng tự phục vụ chính là phương tiện không thể thiếu để
gíúp trẻ, chủ động, tự tin,sáng tạo. Và đây là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm cần được đưa lên hàng đầu. Nếu trẻ không có kỹ năng tự phục vụ
bản thân, trẻ sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại.
Để giúp trẻ hình thành kỹ năng tự phục
vụ một cách tốt nhất trong cuộc sống các kỹ năng
tự phục vụ cho trẻ mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng để giúp trẻ phát
triển vận động thô và vận động tinh một cách khéo léo. Khi trẻ được khích lệ làm
những công việc tự phục vụ, trẻ sẽ được nuôi dưỡng sự tự tin và có tinh thần
trách nhiệm hơn.
Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, giáo
viên cần phối hợpphụ huynh để dạy trẻ các kỹ
năng tự phục vụ, phù hợp với lứa tuổi. Bởi vì nếu kỹ năng đơn giản và không có
sự nâng cao tương ứng với lứa tuổi sẽ khiến trẻ nhàm chán nhưng nếu kỳ vọng quá
cao, thì trẻ sẽ dễ nản lòng. Từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn “Biện
pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi” để làm đề
tài nghiên cứu và phù hợp tình hình thực tế của lớp tôi phụ trách trong năm học:
2022-2023.
2. Mục đích và kết quả cần đạt của biện pháp.
* Mục đích.
- Giúp trẻ có ý thức và chăm sóc tốt
cho bản thân trong mọi hoàn cảnh. Từ đó trẻ tự tin, tự lập, tự giác trong cuộc
sống và biết làm chủ bản thân trong mọi tình huống.
- Phát triển khả năng vận động thô và
vận động tinh khéo léo, làm việc cẩn thận, gọn gàng, phát triển tư duy sáng
tạo, tập trung và khả năng xử lý vấn đề.
- Giúp trẻ mở rộng mối quan hệ xã hội.Có trách
nhiệm với công việc.
- Giúp giáo viên có thêm
kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ, từ đó xây dựng kế hoạch cụ
thể để rèn cho trẻ có một số kỹ năng tự phục vụ đạt hiệu quả cao.
- Giúp cha mẹ trẻ hiểu
được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ của trẻ và phối hợp
với giáo viên để rèn cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ tốt nhất ở mọi lúc mọi
nơi.
* Kết quả cần đạt của biện pháp.
Trên
92 % trẻ biết tự phục
vụ bản thân như: Tự mặc giày dép, đeo
khẩu trang, đội mũ, tự mặc quần áo,tự cất đồ dùng cá nhân, tự lấy nước uống, tự
xúc cơm ăn. tự cất bát, ghế sau khi ăn, tự vứt rác đúng nơi quy định,tự rửa tay lau mặt, đánh răng,
gấp chăn, quần áo, chải tóc (nữ)….
Trên 92 % trẻ tự tin, tự giác trong các
hoạt động và biết xử lý tình huống xãy ra xung quanh như : Biết nói vói người
lớn khi ốm đau, chảy máu, sốt, không đi theo và nhận quà của người lạ…
Trên 92 % trẻ có ý thức, trách nhiệm
với bản thân và người khác.
Trên 92 % trẻ phát triển tư duy sáng tạo, có ý
thức tự lập.
PHẦN
II: NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1. Đánh giá thực trạng.
Năm học 2022 - 2023, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4 - 5 tuổi, với số trẻ là 30 cháu.Trong thời gian nghiên cứu biện pháp tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi.
+ Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, tạo
điều kiện, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động tự phục vụ của trẻ. Cử giáo viên luôn tham gia
đầy đủ các chương trình tập huấn do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Ban
giám hiệu luôn khuyến khích, động viên giáo viên không ngừng tự học để nâng cao chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ.
+ Bản thân tôi luôn dành thời gian tự học, tích lũy những kiến thức và kinh nghiệm trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ, được phụ huynh tin tưởng, bạn bè đồng nghiệp yêu thương,
quý mến.
+ Ngay
từ đầu năm học chúng tôi đã thành lập nhóm Zalo để kết nối giữa phụ huynh với
02 giáo viên trong lớp, 100% phụ huynh tham gia vào nhóm Zalo nên rất thuận
tiện trong việc trao đổi công việc hàng ngày của cô và trẻ trên lớp cũng như
phối hợp để làm tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, phối hợp để rèn
cho trẻ một số kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ...
+ Một số trẻ nhanh nhẹn,
hoạt bát, có kỹ năng tự phục vụ bản thân khá tốt.
* Khó khăn.
+ Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều. Có một số trẻ rụt rè, nhút nhát, nghe nhưng không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ các
yêu cầu của cô, trẻ thích làm
theo ý mình nên sẽ gây khó khăn cho giáo viên trong việc rèn nề nếp cho các cháu.
+ Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển
hiện đại như: Internet, tivi, điện thoại, các trò chơi điện tử nên trẻ lười làm những
công việc tự phục vụ bản thân.
Ví dụ: Khi ăn trẻ muốn người lớn xúc ăn và có nhu cầu xem điện thoại, tivi thì mới chịu ăn.
+ Giáo
viên còn chú trọng nhiều trong việc giáo dục kiến thức,đôi lúc còn nuông chiều
trẻ trong các công việc tự phục vụ.
+ Một
số phụ huynh đi làm ăn xa để
con cho ông bà chăm sóc nên chưa
hiểu nhiều và chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục rèn luyện kĩ năng tự phục cho trẻ. Một số ông bà, bố mẹ bao bọc quá kỹ trẻ khiến trẻ có thói quen dựa dẫm, không có tính tự
lập. Do đó mà việc phối hợp giữa giáo viên và gia đình để giáo dục kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ không phải lúc nào cũng thuận lợi.
Từ những thực trạng trên nên vào đầu
năm họctôi đã thực hiệnkhảo sát
khả năng tự phục vụ của trẻ. Khi chưa thực hiện biện pháp kết quả như sau:
TT
|
TIÊU CHÍ
|
Đạt
|
Chưa đạt
|
Số lượng
|
Tỉ lệ (%)
|
Số lượng
|
Tỉ lệ (%)
|
1
|
- Trẻ biết tự phục vụ bản thân
như: Tự mặc giày dép,
đeo
khẩu rang, đội mũ, tự mặc
quần áo, tự lấy nước uống,
tự xúc cơm ăn, tự cất bát,
ghếsau khi ăn, tự cất đồ
dùng cá nhân.
|
15
|
50
|
15
|
50
|
2
|
- Trẻ tự tin, tự giác
trong hoạt động và biết xử lý tình huống.
|
14
|
46,7
|
16
|
53,3
|
3
|
- Trẻ có ý thức trách nhiệm với bản thân và
mọi người xung quanh.
|
14
|
46,7
|
16
|
53,3
|
4
|
- Trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, có ý thức tự
lập.
|
14
|
46,7
|
16
|
53,3
|
Từ kết
quả thực tế trên, là một giáo viên trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục
trẻ. Nắm bắt được những hạn chế của trẻ, tôi luôn băn khoăn, trăn trở: Làm thế
nào để giúp trẻ có thói quen tự phục vụ tốt cho bản thân? Làm thế nào để trẻ
không ỷ lại vào cô giáo, vào bố mẹ? Nên tôi đã chọn một số biện pháp để rèn
luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ như sau:
2. Các biện
pháp thực hiện.
* Biện pháp 1: Tìm
hiểu đặc điểm của trẻ và giao công việc vừa sức đối với trẻ, luôn khen ngợi, khích lệ trẻ.
Đối
với trẻ độ tuổi này thì việc xác định được các kỹ năng tự phục vụ cơ bản và phù hợp với lứa tuổi thì giáo viên cần phải hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đồng thời sử dụng nhiều
biện pháp để hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Trước hết giáo viên sẽ là tấm gương để cho trẻ học tập vì
ở trẻ lứa tuổi này trẻhay bắt chước người lớn nên hành vi của giáo viên sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như sự hình
thành tính cách của trẻ.
Nhận thức rõ được tầm
quan trọng đó,tôi đã xác định được các công việc vừa sức với trẻ như: Xếp ghế, lau bàn, nhặt
rác bỏ vào thùng, biết tự lấy đồ dùng đồ chơi mỗi khi
hoạt động, biết vệ sinh, sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp đúngnơi quy
định...
Đặc biệt đối với những trẻ rụt rè, nhút nhát, tôi thường xuyên theo
dõi, động viên khích lệ trẻ. Có thể lúc đầu trẻ sẽ không thể làm tốt mọi việc như sự mong đợi nhưng tôi
luôn động viên cổ vũ trẻ kịp thời bằng
nhiều hình thức: Khen ngợi, tặng thưởng bông hoa, tặng cờ hoặc tặng những tràng
vỗ tay cô và các bạn để trẻ lấy đó làm niềm vui và có sự cố gắng về sau này.
Ví
dụ: Ở lớp tôi có một số trẻ còn chậm hơn các bạn. Như bạn Minh Quyền, Trúc
Linh,trong giờ hoạt động học trẻ lấy đồ dùng còn nhầm kí hiệu của mình. Nhưng
tôi không tỏ ra sốt ruột mà thường xuyên dùng lời nói động viên trẻ gợi ý để
giúp trẻ lấy đúng kí hiệu của mình.
* Biện pháp 2:Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Giúp trẻ phát triển các kỹ năng tự phục vụ thông qua các hoạt động ở
mọi lúc mọi nơi.
Tôi xem đây một trong những biện pháp đặc biệt được chú trọng và thực hiện
xuyên suốt trong năm học để rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
*
Xây dựng môi trường giáo dục trong và
ngoài lớp học.
Như chúng ta đã biết đối với trẻ 4-5 tuổi thì môi trường giáo
dục có vị
trí quan trọng trong việc nhận thức của trẻ.Vì
môi trường học tập là nơi trẻ tiếp xúc hàng ngày.
Ngay từ những ngày đầu được giao nhiệm vụ phụ trách lớp mẫu
giáo 4-5 tuổi. Tôi đã lên kế hoạch
trang trí môi trường trong và ngoài lớp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm,
lồng ghép Steam vào các góc.
+
Môi trường trong lớp học.
Trang trí các góc tôi đã phân chia hợp lý giữa động
và tĩnh, đảm bảo tính sư phạm, an toàn và thuận tiện, khi sử dụng theo hình thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Ở các
góc đồ dùng đồ chơi được sắp xếp phù hợp dễ tìm, dễ lấy từ đó giúp trẻ được tự mình lấy đồ
dùng đồ chơi mỗi khi hoạt động để phát huy hết tính tích cực của trẻ.
+ Môi trường ngoài lớp học.
Khu vực
vệ sinh tôi thiết kế các bức tranh rửa tay, lau mặt theo quy trình qua đó hình
thành cho trẻ kỹ năng tự rửa tay, lau mặt sau khi chơi, trước khi ăn và sau khi
đi vệ sinh.
Phía
ngoài hành lang: Tôi sắp xếp giá phơi khăn mặt, giá để ca cốc có đầy đủ kí hiệu
giúp trẻ dễ lấy, dễ sử dụng.
Qua việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học
như vậy, tôi thấy trẻ thực hiện đúng thao tác và có kỹ năng tự phục vụ bản thân.
Góp phần hình thành kỹ năng tự
lập cho trẻ ngay từ nhỏ, tạo được sự thoải mái, không gò bó đối với trẻ.
*Giúp trẻ phát triển các kỹ năng tự phục vụ thông qua
các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.
Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ
vào các hoạt động ở mọi lúc
mọi nơi là vô cùng cần
thiết. Bởi mỗi một hoạt động trẻ lại được đón nhận một bài học mới cho bản thân
với nhiều hình thức khác nhau giúp trẻ thêm thích thú mà mục đích chính không
hề bị thay đổi.
+ Thông qua giờ đón, trả trẻ: Tôi yêu cầu trẻ tự cất và lấy ba lô, giày dép, khăn, mũ.... của mình vào tủ, ngày nào trẻ cũng được thực hiện như vậy lâu dần trẻ sẽ hình thành thói quen tự cất đồ dùng cá nhân.
+ Trong hoạt động thể dục sáng: Tôi cho trẻ tự lấy các dụng cụ thể dục như vòng, gây, cờ, nơ, bóng và ra sân xếp hàng theo tổ để tập thể dục sáng, khi tập xong trẻ tự cất các dụng cụ thể dục vào đúng nơi quy định.
Trong giờ hoạt động học: Như LQ với toán, hoạt động tạo hình…tôi cho trẻ tự lấy bút màu,vở, rổ rá, bảng về vị trí của mình để ngồi học. Khi kết thúc hoạt động trẻ tự thu dọn đồ dùng, dụng cụ cất gọn gàng, ngăn nắp đúng nơi quy định.
+ Hoạt động ngoài trời: Tôi tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt động như: Nhặt lá rụng, nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước, nhặt rác bỏ vào thùng. Tôi kết hợp trò chuyện với trẻ để trẻ hiểu vì sao cần chăm sóc cây, vì sao phải nhặt rác.... Cho trẻ hiểu ý nghĩa, tác dụng của việc mình đang làm giúp trẻ có ý thức thân thiện và bảo vệ môi trường.
+Trong hoạt động góc: Như chúng ta đã biết hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo là hoạt động chủ đạo.Theo phương châm "Học bằng chơi, chơi bằng học". Vì vậy, trẻ thích tập làm người lớn vì hoạt động vui chơi là một thế giới thu nhỏ của trẻ.
Ví dụ: Góc phân vai (chủ đề gia đình). Tôi tổ chức chơi "Trò chơi mẹ con". Trẻ được thực hiện các công việc như được làm mẹ, đi chợ, nấu ăn, cho con ăn, cho con ngủ, lau mặt, buộc tóc... tôi thấy trẻ rất hứng thú và cảm thấy mình được làm người lớn.
+ Đến giờ ăn: Trẻ giúp cô chuẩn bị bàn, ghế, chuẩn bị khăn lau tay, dĩa đựng cơm rơi, trẻ biết tự lên bưng cơm về xúc ăn. Khi ăn xong trẻ biết cất dọn đồ dùng đúng nơi quy định.
+ Giờ ngủ: Tôi đã gợi ý cho trẻ chuẩn bị giường ngủ, tự lấy gối, lấy chăn của mình và tự sắp xếp vị trí nằm. Khi ngủ dậy nhắc trẻ tự gấp chăn, cất gối vào tủ và các bạn nữ còn biết tự chải tóc, buộc tóc cho nhau...
+ Ngoài ra, trong giờ hoạt động chiều.Trẻ còn được thực hành các kỹ năng như: Sắp xếp đồ chơi gọn gàng,cài, cởi cúc áo...Qua đó trẻ đã hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
* Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh trong rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
Biện
pháp này giúp cho giáo viên nắm bắt được tình hình của trẻ thông qua phụ huynh.
Trước hết người lớn phải gương mẫu, yêu thương tôn trọng trẻ. Tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho trẻ vui chơi, học tập. Khi ở nhà thì phụ huynh có thể rèn cho các
con những kỹ năng tự phục vụ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ thực hành nhiều như: Tự
mặc quần áo, gấp chăn, chải tóc, tự vệ sinh cá nhân...
Bên
cạnh đó tôi còn làm góc tuyên truyền bố trí ở ngoài lớp, chỗ mà phụ huynh có
thể nhìn rõ nhất những hình ảnh về các kỹ năng trẻ được trải nghiệm hàng ngày.
Khi
trẻ hoạt động ở trên lớp, chúng tôi quay lại những video trẻ tự phục vụ như: Tự
xúc cơm ăn, tự lấy gối, chăn của mình, tự đánh răng, rửa mặt, rửa tay, tự chơi
đóng vai làm mẹ, làm bác sĩ, làm các cô chú công nhân xây dựng và gửi lên nhóm
Zalo của lớp để phụ huynh theo dõi. Qua đó phụ huynh thấy được trẻ có thể làm
được một số việc vừa sức với sự hướng dẫn, dìu dắt, tạo cơ hội của người lớn.
Qua giờ đón, trả trẻ tôi và phụ huynh đã trao
đổi về kỹ năng tự phục vụ của trẻ ở lớp cũng như ở nhà. Để có sự phối hợp tốt
giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ tốt
nhất.
PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Có thể nói rằng, nhờ thực hiện các
biện pháp trên một cách khoa học, hợp lý và thường xuyên, nên ngay từ đầu năm
cho đến nay chúng tôi đã thu được kết quả đáng phấn khởi.
* Đối với trẻ.
-Trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, năng động,
tự tin, khéo léo.
- Trẻ kiên trì, mày mò,tìm tòi.
- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào
hoạt động.
-
Đa số trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động tự phục vụ.
- Các kỹ năng tự phục vụ của trẻ được
nâng cao và tiến bộ rõ rệt. Điều đó được thể hiện qua bảng
kết quả đạt được sau khi thực hiện biện pháp về rèn luyện kĩ năng tự phục vụ
của trẻ như sau:
TT
|
TIÊU CHÍ
|
Đạt
|
Chưa đạt
|
So sánh trước và sau
khi thực hiện biện pháp
|
Số lượng
|
Tỉ lệ (%)
|
Số lượng
|
Tỉ lệ (%)
|
1
|
- Trẻ biết tự phục vụ bản thân
như: Tự mặc giày dép, đeo khẩu
trang, đội mũ, tự mặc
quần áo,
tự lấy nước uống, tự xúc
cơm ăn,
tự cất bát, ghế sau khi
ăn.
tự cất đồ dùng cá nhân.
|
30
|
100
|
0
|
0
|
Tăng 50 %
|
2
|
- Trẻ tự tin, tự giác trong hoạt động và
biết xử lý tình huống.
|
29
|
97
|
1
|
3
|
Tăng 50,3%
|
3
|
-Trẻ
có ý thức, trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh.
|
29
|
97
|
1
|
3
|
Tăng 50,3 %
|
4
|
- Trẻ phát triển tư duy và sáng tạo, có ý thức tự
lập.
|
29
|
97
|
1
|
3
|
Tăng 50,3 %
|
* Đối
với giáo viên.
- Giáo viên được trau dồi kiến thức, có kinh nghiệm,
có kỹ năng trong việcrèn
luyệnkỹ năng tự phục vụ cho trẻ qua nhiều hình thức phong phú.
- Hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để lên kế
hoạch cụ thể rỏ ràng, tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trong đó có hoạt
động rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
* Đối với phụ huynh.
- Phụ huynh thấy rõ con mình nhanh
nhẹn, mạnh dạn, tự tin. Đặc biệt có nhiều kỹ năng tốt cần thiết cho cuộc sống
nên rất tin tưởng và yên tâm khi cho con đến trường.
- Chính vì vậy, các bậc cha mẹ rất
nhiệt tình phối hợp với giáo viên cũng như nhà trường để rèn luyện những kỹ
năng tự phục vụ cho trẻ ở nhà và mọi lúc mọi nơi.
Trên
đây là “Biện pháp rèn
luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi” biện pháp này đã được
BGH đánh giá cao và đưa vào áp dụng tại trường mầm non nơi tôi đang công tác và
tôi mong rằng biện pháp này sẽ được áp dụng tại các trường mầm non trên địa bàn
huyện Lệ Thủy trong những năm học tiếp theo.
Mặc dù
biện pháp tôi thực hiện đạt kết quả cao trên trẻ nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót.
Rất mong Ban giám khảo góp ý, bổ sung để biện pháp của tôi được hoàn thiện và
chúng tôi thực hiện đạt kết quả cao hơn. Cuối cùng chẳng có gì hơn xin kính
chúc Ban giám khảo sức khỏe, hạnh phúc, chúc hội thi thành công tốt đẹp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT
BÁO CÁO
Đỗ Thị Hoài
Nguyễn Thị Thu Hà